Trà bồ công anh có những tác dụng to lớn đối với sức khỏe của phụ nữ, người lớn tuổi… Chính vì thế mà trà thảo mộc với nguyên liệu chính từ loài cây này đang ngày càng được nhiều người yêu thích.

Nội dung chính

Trà bồ công anh là gì?

Trà Bồ Công Anh là loại trà được làm từ lá hoặc rễ của cây bồ công anh. Một số nơi thì người ta còn dùng cả hoa để làm làm thành trà nữa. Rễ và lá của cây bồ công anh có hương vị cũng như dược tính khác nhau. Thế nên khi mua trà bồ công anh thì bạn cần phải lưu tâm đến việc là mình mua lá hay rễ của loại cây này.

Lá của cây bồ công anh có tác dụng lợi tiểu. Thích hợp cho những người bị bệnh gan thận, bị phù, cao huyết áp hay suy tim. Còn rễ thì lại tốt cho gan và mật, đồng thời giúp ăn ngon hơn. Thế nên chúng ta hay thấy rễ cây bồ công anh trong các loại trà detox. Hoa và cành cũng có thể dùng làm trà. Thế nhưng lợi ích của chúng lại không cao như lá và rễ.

Cũng như bao loại trà khác thì trà bồ công anh có hương vị khác nhau theo mùa. Như trà làm từ lá thì nên thu hoạch vụ xuân. Còn trà làm từ rễ thì nên thu hoạch vào vụ thu hoặc đông. Vì những thời điểm này giúp trà thơm ngọt hơn.

Có thể bạn quan tâm:  Thưởng trà – Thú vui tao nhã của người Á Đông

trà bồ công anh

Cây bồ công anh sống rất khoẻ và dễ chăm bón nên bạn có thể tự trồng loại cây này để làm trà. Chỉ cần lưu ý là không nên dùng phân bón hoá học hoặc phun thuốc. Nếu không có thời gian để chăm sóc cây thì bạn có thể mua trà bồ công anh khô ở nhiều nơi.

Cách pha trà bồ công anh chuẩn cho bạn

Có thể bạn chưa biết trà bồ công anh cũng có khá nhiều loại như trà hoa, trà lá cây bồ công anh và cả trà rễ cây bồ công anh. Mỗi loại trà lại có hương vị và tác dụng khác nhau nên bạn có thể thử tất cả các loại trà và chọn cho mình loại sản phẩm phù hợp nhất với khẩu vị và nhu cầu của bạn.

 1. Cách pha trà bồ công anh cơ bản

  • Bước 1:

Đào lên càng nhiều của một cây bồ công anh như bạn có thể nhận được với một spade sâu hoặc một ngã ba bồ công anh. Cây củ cải của cây là khá dài và xoắn, vì vậy nó có thể mất một số nỗ lực để khai quật toàn bộ cây.

  • Bước 2:

Tách rễ ra khỏi lá, thân và hoa, và rửa sạch gốc rễ dưới vòi nước mát. Lưu lá để sử dụng khác, nếu muốn.

  • Bước 3:

Đun 1 lít nước để đun sôi trong nồi.

  • Bước 4:

Chop gốc bồ công anh thô thiển. Thêm 2 thìa cà phê gốc xắt nhỏ vào chảo, đậy chảo và hạ nhiệt.

  • Bước 5:

Đun sôi gốc cây bồ công anh trong cái chảo phủ kín trong khoảng 1 phút.

  • Bước 6:

Lấy chảo ra khỏi cái nóng. Rời khỏi gốc bồ công anh để dốc trong chảo được bảo hiểm trong 40 phút.

  • Bước 7:

Đặt một bộ lọc trên một ấm trà, và đổ chất lỏng truyền vào nồi. Hủy bỏ các phần gốc.

Có thể bạn quan tâm:  Trà ô long là gì? Hướng dẫn cách pha trà ô lông chuẩn hương vị

trà bồ công anh

 2. Cách pha trà bằng lá bồ công anh tươi

  • Lá nên được hái vào sáng sớm để đạt được độ tươi mới và các hoạt chất tốt nhất.
  • Sau khi rửa sạch để khô tự nhiên, bạn nên dùng kéo cắt nhỏ với độ rộng khoảng 1 – 2 cm sau đó pha chế với nước sôi 100 độ để thưởng thức.
  • Lá bồ công anh có vị thơm mát tự nhiên của thảo dược, không đắng và rất tốt cho việc thanh độc giải nhiệt nên được nhiều người yêu thích nhất.

 3. Cách pha trà bằng rễ cây bồ công anh

  • Bạn nên phơi khô rễ trước để đạt được hương vị tốt nhất khi pha trà.
  • Trước khi phơi khô bạn nên cắt lát rễ cây thành những lát mỏng và dài đều nhau để nhanh chóng phơi khô và thuận tiện sử dụng.

 4. Cách pha trà bằng hoa của bồ công anh

  • Phương thức pha trà tốt nhất là sử dụng hoa khô.
  • Hoa khô vẫn giữ nguyên được màu sắc tươi sáng hấp dẫn và đặc biệt được yêu thích bởi hương vị thanh thuần, đậm vị thảo mộc thiên nhiên.
Có thể bạn quan tâm:  HITA bật mí cách pha trà trà thảo mộc giúp tăng hương vị

Một số cách pha khác từ trà bồ công anh đơn giản, dễ uống, nhiều tác dụng

1. Cách pha bồ công anh với hoa hồng

Nguyên liệu: Hoa hồng 0.5g, rễ bồ công anh3.5g, pha thành trà uống hàng ngày.

Công dụng: 2 món này kết hợp lại sẽ tạo thành món đồ uống không gây lạnh, không khô, đặc hợp thích hợp cho phụ nữ. Với tác dụng chống viêm nổi bật, giúp phụ nữ phòng bệnh viêm vú, đau vùng ngực. Hoa hồng có tác dụng tăng khí huyết cho gan, thích hợp cho người có vấn đề về gan.

Nhà hàng chay HITA Phan Xích Long Phú Nhuận

2. Cách pha bồ công anh với hoa cúc

Nguyên liệu: Bồ công anh 2.2g, đài hoa cúc 0.5g, kim ngân hoa 0.3g

Cốc trà 3 vị này có tác dụng đặc biệt trong phòng chống viêm, làm cho da dẻ mát mẻ. Tuy nhiên, do trà có tính lạnh, nên phù hợp hơn với nam giới. Những người thường xuyên uống rượu thì có thể dùng món trà tam bảo này như một loại đồ uống giải độc cho gan, dưỡng gan hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm:  Bí quyết pha trà thảo dược cực ngon

Bồ công anh có tác dụng phòng tránh viêm gan, có thể giúp gan giải độc nhanh hơn, thúc đẩy quá trình tự chữa lành khi gan gặp tổn thương. Hoa cúc và kim ngân hoa đều có tác dụng bình gan sáng mắt, phòng các chứng ho do viêm.

3. Cách pha bồ công anh với chè xanh

Nguyên liệu: Lá bồ công anh 2.0g, trà xanh 0.8g, hoa quế 0.2g

Loại trà này thích hợp cho người bị chứng hơi thở hôi, hôi miệng nói chung. Bồ công anh là một vị thảo dược lợi tiểu và chống viêm, giải độc tốt nhất nên rất phù hợp với nhiều người trung niên dễ bị nhiễm trùng hoặc viêm răng miệng, dẫn đến hôi miệng.

Bồ công anh có thể làm giảm nhanh chứng viêm họng, viêm nướu, khử mùi hôi của hơi thở. Bên cạnh đó, trà xanh làm cho hơi thở trở nên thơm mát hơn, giúp nam giới loại bỏ mùi khói thuốc trong miệng. Hoa quế có mùi thơm dịu, ngọt ấm, điều chỉnh vị lạnh của bồ công anh, uống nhiều sẽ giảm bớt sự bốc họa, nóng trong người.

Có thể bạn quan tâm:  Các loại trà ngon và phổ biến được người Việt ưa chuộng

4. Cách pha bồ công anh với râu ngô

Nguyên liệu: Râu ngô 1g, bồ công anh 0.4g, ngọc trúc 0.3g, hoa hồng 0.3g

Tác dụng lớn nhất của món trà này chính là điều tiết đường huyết. Bồ công anh vốn là thảo dược có tác dụng điều hòa và ổn định đường huyết, khi kết hợp với râu ngô có thể làm tăng hương vị thơm ngọt và khả năng ổn định lượng đường trong máu tốt hơn nhiều lần.

Đây có thể được coi là món đồ uống tốt cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, những người có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường thì cũng có thể uống để phòng bệnh.

Nhà hàng chay HITA Phan Xích Long Phú Nhuận

5. Cách pha bồ công anh với lá sen

Nguyên liệu: Cánh hoa hồng 0.3g, rễ bồ công anh 0.7g, lá sen 2g

Món đồ uống này rất thích hợp cho người đang có nhu cầu giảm cân. Bồ công anh là đồ uống thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, trong khi lá sen là thành phần chính trong nhiều thực đơn giảm béo, cả 2 kết hợp sẽ mang lại tác động kép.

Có thể bạn quan tâm:  Thưởng trà – Thú vui tao nhã của người Á Đông

Thêm cánh hoa hồng để nhấn mạnh tác dụng làm đẹp, bổ âm, dưỡng nhuận nhan sắc, là một thực đơn giảm cân vô cùng hoàn hảo.

7 Cách dùng trà từ cây bồ công anh tốt cho sức khỏe

Khi người ta nói về trà bồ công anh, họ chủ yếu nói về một trong hai loại đồ uống khác nhau: một là làm từ lá của cây, hai là làm bằng rễ cây bồ công anh sao vàng lên. Cả hai đều được cho là an toàn (miễn là bạn không phun thuốc diệt cỏ hoặc thuốc trừ sâu trong sân nhà bạn) và chúng được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau.

1. Giúp giảm lượng nước

Nếu bạn đang cảm thấy đầy hơi, trà bồ công anh có thể giúp bạn vì nó giống như một thứ thuốc lợi tiểu và làm tăng lượng nước tiểu. Một nghiên cứu cho thấy sau khi dùng hai chén trà làm từ lá bồ công anh thì lượng nước tiểu tăng lên đáng kể.

2. Giúp gan khỏe hơn

Từ lâu, trong y học cổ truyền, rễ bồ công anh được dùng như như một “loại thuốc bổ gan”. Nghiên cứu sơ bộ cho thấy điều này một phần là do chúng có khả năng làm tăng dòng chảy của mật.

Có thể bạn quan tâm:  HITA bật mí cách pha trà trà thảo mộc giúp tăng hương vị

Nghiên cứu về cách chúng tác dụng lên hoạt động của gan chưa có kết luận cuối cùng, tuy nhiên các nhà nghiên cứu về liệu pháp thiên nhiên tin rằng trà rễ bồ công anh có thể giúp giải độc gan, hỗ trợ điều trị các vấn đề về da và mắt, và giảm các triệu chứng của bệnh gan.

Nhà hàng chay HITA Phan Xích Long Phú Nhuận

3. Có thể dùng để thay thế cà phê tự nhiên

Bạn có thể dễ dàng tìm thấy các chế phẩm từ rễ bồ công anh tại các nhà thuốc tại địa phương tuy nhiên bạn cũng có thể thu hoạch và tự chế biến ra bồ công anh sạch cho riêng mình, không thuốc trừ sâu, không thuốc diệt cỏ. Rễ của bồ công anh non khi rang lên có màu nâu đậm. Sau khi ngâm trong nước nóng cho trà ngấm, bạn có thể thưởng thức nó thay thế cho cà phê.

4. Điểm tương đồng giữa Bồ công anh và thuốc giảm cân?

Một nghiên cứu tại Hàn Quốc gần đây cho biết  bồ công anh có tác dụng tương tự các loại thuốc giảm cân Orlistat, nó hoạt động bằng cách ức chế Lipaza, một loại enzyme được giải phóng trong quá trình tiêu hóa chất béo. Thử nghiệm về tác dụng từ chiết xuất bồ công anh trên chuột cho thấy kết quả tương tự, do đó các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu thêm về tác dụng chống béo phì có thể có của bồ công anh.

Có thể bạn quan tâm:  Có hay không trà đạo Việt Nam

5. Tác dụng của bồ công anh với các bệnh về tiêu hóa

Mặc dù nhiều bằng chứng chưa được kiểm chứng chính xác nhưng trà từ rễ bồ công anh được tin là có nhiều tác động tích cực đến hệ thống tiêu hóa của bạn. Trong lịch sử, nó được sử dụng để cải thiện sự thèm ăn, làm dịu các bệnh tiêu hóa, và làm giảm táo bón.

Nhà hàng chay HITA Phan Xích Long Phú Nhuận

6. Có thể được ứng dụng làm chất chống ung thư trong tương lai

Gần đây, nhiều nghiên cứu về tiềm năng rễ bồ công anh chống ung thư, đến nay các kết quả cho thấy một tương lai đầy hứa hẹn. Một nghiên cứu vào năm 2011 tại Canada cho thấy chiết xuất từ rễ cây bồ công anh giết chết tế bào ung thư ác tính mà không ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh, trong khi nghiên cứu đối với các tế bào ung thư tuyến tụy cho kết quả tương tự. Mặc dù các tác dụng chống ung thư của bồ công anh chưa được kiểm chứng, nhưng tiềm năng của nó là khá tích cực.

Có thể bạn quan tâm:  Trà long tỉnh là gì? Pha trà như thế nào cho đúng cách?

7. Tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu

Khi được kết hợp với thảo mộc khác như uva ursi (cây thường xanh dây leo), rễ và lá bồ công anh có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu. Người ta tin sự kết hợp này có hiệu quả vì các hợp chất chống vi khuẩn trong uva ursi giúp tăng số lần đi tiểu khi kết hợp với bồ công anh.

Các tìm kiếm liên quan đến trà bồ công anh

  • trà bồ công anh đà lạt
  • trà bồ công anh nhật bản
  • rễ cây bồ công anh
  • tác dụng của cây bồ công anh cao
  • trà bồ công anh vàng xanh
  • hình ảnh cây bồ công anh việt nam
  • trà bồ công anh p&k
  • cây bồ công anh hoa tím

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *