Cố đại sư Cố Cảnh Chu có câu “Nhược thủy tam thiên, duy ẩm nhất Biều”, tình yêu nam nữ là bao la như tam thiên nhưng uống trà chỉ có Thạch biều là lựa chọn tốt nhất.

Ấm tử sa Nghi Hưng có rất nhiều loại, màu sắc và hình dáng khi vừa nhìn cũng khiến người ta hoa mắt, nhưng ấm thạch biều đã trở thành loại ấm kinh điển trong các loại ấm tử sa, luôn nhận được sự yêu thích và theo đuổi của mọi người.

Tạo hình của ấm tử sa không ngừng biến đổi, nhưng có 1 loại ấm tử sa mãi mãi không đổi -ấm thạch biều, tạo hình kinh điển của ấm tử sa, cùng “xuyết chích”, “bào tôn”, “phảng cổ” trở thành những loại ấm truyền thống, trong giới tử sả mệnh danh “điệt bất phá đích hình”. (rơi cũng cũng thay đổi hình dáng).

E1BAA5m thE1BAA1ch biE1BB81u 1 Ấm Thạch Biều: Nhược thủy tam thiên, duy ẩm nhất Biều

Thạch biều là loại ấm kinh điển truyền thống tử sa, hình dáng yêu kiều ưu tú, mạnh mẽ kiên cường, đoan trang lại vững vàng. Vừa trung vừa có lực, chắc chắn hài hòa. Trận Mạn Sinh từng ví “không phì mà vững, vững ngàn năm”. Các danh gia xưa chế tạo ấm thì rất nhiều, nhưng mỗi nhà phong cách mỗi khác bởi thế diện mạo của thạch biều có thể khác, nhưng những yếu tố cơ bản cấu thành lên thạch biều như tổng thể hình tam giác, đế ấm 3 chân, nắp ấm cong hình cây cầu thì không đổi.

Có thể bạn quan tâm:  Cách pha trà trắng An Cát

Không chỉ những người thích chơi ấm mới yêu thích thạch biều, các nghệ nhân tử sa cũng rất yêu thích ấm thạch biều, loại ấm tạo hình truyền thống kinh điển, trường thịnh mà không suy yếu ! Không yêu thì làm sao mà lại có nhiều chủng loại ấm thạch biều đến thế.

E1BAA5m thE1BAA1ch biE1BB81u 2 Ấm Thạch Biều: Nhược thủy tam thiên, duy ẩm nhất Biều

CẢNH CHU THẠCH BIỀU

Chỉ cái tên đã nói lên tất cả, Cảnh Chu Thạch Biều, là do Cố Cảnh Chu thiết kế tạo hình ! Hình elip, trên hẹp dưới rộng, cho cảm giác có phần đầy đủ, chừng mực, thân ấm đày đặn, mỗi đường cong ấm như bao hàm nhu thuận, Cảnh Chu Thạch Biều biểu thị hết ra được những nét mềm mại mà dẻo dai nhất !

E1BAA5m thE1BAA1ch biE1BB81u CE1BB91 cE1BAA3nh chu Ấm Thạch Biều: Nhược thủy tam thiên, duy ẩm nhất Biều
ấm thạch biều Cố cảnh chu

”Cố nghệ nhân Cố Cảnh Chu (1915 – 1996) được xem là người thầy vĩ đại trong nghệ thuật ấm tử sa của Trung Hoa. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống nghề thủ công làm ấm và bắt đầu sự nghiệp của mình năm 18 tuổi. Với sự tài hoa của mình, chỉ 2 năm sau đó ông đã trở thành một thợ thủ công có tiếng ở đất Nghi Hưng. Những chiếc ấm tử sa do ông tạo ra không chỉ có tính ứng dụng cao mà còn được đánh giá cao về tính nghệ thuật và thẩm mỹ. Ngoài ra, ông cũng tham gia công tác đào tạo và có nhiều thế hệ học trò nổi tiếng như: Từ Hán Đường, Lý Cảnh Hồng,…Một số tác phẩm ấm tiêu biểu của ông: Thạch Biều, Báo Xuân Mai, Tăng Mao, Liên Tử, Châu Bàn, Như Ý,…

Có thể bạn quan tâm:  Cách chọn ấm tử sa Nghi Hưng

TỬ DÃ THẠCH BIỀU

Ấm này thể hiện rõ đường nét sinh động hình tam giác lưu chuyển và thể hiện tổ hợp cấu tạo kỹ thuật cao. thân ấm tựa hình tam giác nhô cao kéo dài, quai cũng hình tam giác nắp ấm cũng hình tam giác, 3 chân tròn đế ấm cũng cấu thành hình tam giác, vòi ấm, quai và thân ấm cũng cấu thành hình tam giác, những hình tam giác lập thể này như kết cấu với nhau tạo lập kết cấu tổng thể. cốt cách thanh thoát, xinh đẹp không hề tầm thường, mỗi 1 đường nét đều tuấn tú yêu kiều mà thanh cao tròn vẹn.

thạch biều tử dã
thạch biều tử dã

Cù Tử Dã: tên thật Cù Ứng Thiệu (1778-1894), tự Bệ Trứ, hiệu Tử Dã, người Thượng Hải.

Cả cuộc  đời ông đã sưu tập nhất nhiều cổ vật trân quý, làm ra không ít các loại ấm. ông thuê thợ gốm, dùng đất cao lanh nghi hưng chế tác thành đủ mọi loại ấm, còn tự mình vẽ tranh đề thơ lên thân ấm, dùng tặng bạn bè còn khắc dấu lên. ấm cù có loại thô, loại tinh xảo. loại thô chế tác đơn giản tinh tế, loại tinh xảo chạm khắc ưu tú.

Có thể bạn quan tâm:  Tại sao nên sử dụng ấm tử sa để pha trà

TÂM CHU THẠCH BIỀU

Ấm thạch biều là loại ấm văn nhân kinh điển, lai lịch  thâm sâu được phần đông giới yêu ấm ưa chuộng. nó có thể trở thành 1 trường phái riêng biệt, tâm chu thạch biều này có thể coi như 1 danh gia thất truyền vậy !

tâm chu thạch biều
tâm chu thạch biều

Cùng tên với ấm, tâm chu và mạn sinh, tử dã lại càng có sự khác biệt, mạn sinh và tử dã đều là cùng chạm khắc ấm, chế tác ấm thì lại mời thợ gốm sứ, hai nhà đều dẫn đầu trong khắc chạm lên ấm.trong khi đó tâm chu lại làm tất mọi công đoạn chế tác ấm từ thiết kế, chế tạo đến chạm khắc lên ấm, 1 hơi mà thành. tác  phẩm của ông không chỉ độc nhất vô nhị, phẩm chất còn thể hiện cái thú vui tao nhã. dùng 4 từ để hình dung lên tác phẩm của tâm chu thì đó chính là: dật, nhã, tinh, hãn)ẩn giật thất truyền, nho nhã, tinh tế, hiếm).

HÁN ĐƯỜNG THẠCH BIỀU

hán đường thạch biều
hán đường thạch biều

Ấm được nghệ nhân bậc thầy mỹ thuật tử sa từ hán đường chế tạo. Nghệ nhân Từ Hán Đường sinh năm 1932 cũng trong một gia đình có truyền thống nghề thủ công, năm 1948 ông bắt đầu tham gia làm ấm Tử Sa. Trong những năm 1950 ông theo học nghệ nhân Cố Cảnh Chu, những tác phẩm của ông có hình dáng phong phú, điêu luyện về kỹ thuật và tinh xảo về đường nét. Ông cũng tham gia công tác nghiên cứu và viết sách, các cuốn sách ông đã cho ra đời như Nghệ thuật ấm Tử Sa truyền thống, Trà và ấm, Hình dáng ấm trà truyền thống. Các tác phẩm của ông hiện đang được lưu giữ tại một số các bảo tàng rất nổi tiếng cả trong và ngoài nước như Bảo tàng Nam Kinh, Bảo tàng Lịch sử trung Quốc, Bảo tàng Trà cụ tại Hồng Kông, Bảo tàng Hoàng gia Bỉ và Bảo tàng Victory tại Anh.

Có thể bạn quan tâm:  Các dáng ấm tử sa được ưa chuộng

ĐỀ LƯƠNG THẠCH BIỀU

đề lương thạch biều
đề lương thạch biều

Là 1 mẫu ấm trong 18 loại ấm của Mạn Sinh. Ấm cổ hồng hậu chất phác, đáy ấm có 3 chân, mang lại cảm giác say mê mà vững vàng ổn định, đề lương tương đối thô, tạo hình tương đối khác biệt, tổng thế ý nhị mật thiết. Dấu ấn trên nắp “bành năm”,, đáy ấm có ấn “ô man đà thất”, chữ khắc “chử bạch thạch, phiếm lục vân,nhất biều tế chước yêu đồng quân, mạn minh”)nấu đá trắng hiện ra mây xanh, 1 chén rót mời bạn hiền). nội dung cũng rất có ý nghĩa.

NẠI BIỀU

nại biều
nại biều

Ấm này cũng là 1 trong những ấm thạch biều, do nghệ nhân Mã Cảnh Huy chế tạo. ấm mang lại hình tam giác đầy đặn, thẳng thắn thanh thoát, đáy ấm cũng sử dụng 1 nét mác(trong âm vận có nét mác, nét phẩy, nét mác là đường hất hướng lên trên)  để xử lý, toàn bộ ấm toát lên khí chất tinh thông, tuấn tú, ấm có nét sáng vừa phải, chất phác.

ĐÔNG BIỀU

đông biều
đông biều

Do ngô đông thăng nghệ nhân thiết kế, khí chất văn nhân vẹn toàn, mỗi bộ phận sử dụng tỷ lệ lớn thiết kế, mang lại thị giác kích động mạnh mẽ, với tiết tấu nhanh mà mạnh mẽ vui tươi.

Có thể bạn quan tâm:  Tên gọi Ô Long có từ đâu?

Xem bài gốc tại: Thích Uống Trà

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *