Hồng trà là gì?

Được bắt nguồn từ Trung Quốc với lịch sử hơn 400 năm, Hồng trà xuất hiện từ cuối những năm 159x đầu những năm 16xx là một trong thập đại danh trà nổi tiếng nhất nhì Trung Hoa và các nước phương Tây (Anh – Bồ Đào Nha…) thời bấy giờ.  Hồng Trà hay còn gọi là Trà Đen, một số khác gọi là Trà Đỏ, là một loại trà được lên men tự nhiên (oxy hóa 100%) từ những búp trà non của cây trà trên những vùng núi cao làm cho chúng chuyển hóa từ màu xanh sang màu đen.

Dựa vào tỷ lệ lên men, màu sắc và mùi vị mà người ta chia thành các loại trà: Trà OlongBạch TràLục TràHồng TràTrà Phổ Nhĩ. Khác với những dòng trà khác, Hồng trà cho ra nước trà có màu nâu hồng, số khác là nâu đen hoặc đỏ hồng. Hồng trà mang đến vị ngọt nơi đầu lưỡi, vị ngọt thanh nơi cuống họng cùng mùi thơm nhẹ đặc trưng vốn có và đặc biệt là vị đậm, chát.

Có thể bạn quan tâm:  Say trà là gì? Làm sao thoát khỏi và tránh say trà?

Những loại hồng trà chủ yếu

Trong Hồng Trà người ta lại chia thành những chủng khác nhau: theo gia công sẽ có tiểu chủng hồng trà, công phu hồng trà, Hồng Toái trà, Hồng trà Trân.., theo xuất xứ thì có: Hồng Trà Anh, Hồng Trà Ấn, Hồng Trà Indonesia, Hồng Trà Trung Quốc

Tại Trung Quốc, những loại Hồng Trà chủ yếu bao gồm  Kỳ Môn Hồng Trà (sản xuất tại Kỳ Môn), Điền Hồng (Vân Nam), Hoắc Hồng (An Huy), Tô Hồng(Giang Tô),Việt Hồng (Chiết Giang), Hồ Hồng (Hồ Nam – Tân Hóa), Xuyên Hồng (Tứ Xuyên), Anh Hồng (Anh Đức – Nghiễm  Đông), Chiêu Bình Hồng(Nghiễm Tây – Chiêu Bình Hồng).

Các công đoạn làm hồng trà

Với tên gọi  雲南滇紅  – Vân Nam Điền Hồng là loại trà được sản xuất tại Phượng Khánh, tỉnh Vân Nam Trung Quốc. Phượng Khánh là một thị trấn nhỏ nằm sâu trong núi, để sản xuất được trà các gia đình phải dậy từ sớm hái trà rồi mang đến các trung tâm làm trà. Tại đây trà sẽ được trải qua các công đoạn Làm Héo – Vò Trà – Lên Men – Hong khô (thường là 1 tuần hương) – Hong khô lại  rồi mới được đưa vào cất trữ. Cụ thể:

  • Làm héo trà: trà sau khi được hái sẽ được làm héo dưới nhiệt độ phòng hoặc dưới ánh sáng mặt trời giúp cho lá trà mềm  dẻo, phải những người có kinh nghiệm mới có thể biết được đâu là độ héo phù hợp.
  • Vò Trà: Đây là công đoạn quan trọng nhất khi làm hồng trà, người làm trà thường dùng tay (số ít là dùng máy móc công nghệ hiện đại) để vò trà, điều này giúp trà tiết bớt nước ra ngoài, lá trà được mềm hơn.
Có thể bạn quan tâm:  Trà bích la xuân
Vò hồng trà
Vò trà
  • Lên men: Trà sau khi được vò thường được trải lên sàng (rổ hoặc khay) siết chặt lại rồi dùng một tấm phải phủ lên trên. Công đoạn này giúp gia tăng độ ẩm, nhiệt độ trong trà từ đó thúc đẩy quá trình lên men – các enzyme hoạt động làm cho Polyphenol trong trà được biến đổi hoàn toàn, lá trà từ màu xanh lục chuyển sang màu hồng nâu. Thời gian lên men thích hợp là từ 3 – 5 tiếng, đặc biệt  phải luôn duy trì nhiệt độ ủ trà khoảng 20-25 °C với độ ẩm khoảng 90%.
  • Hong khô: Lá trà sau khi được lên men được trải đều lên sàng để hong khô, nhằm ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc mà không làm biến đổi các chất có lợi trong trà. Ngày trước công đoạn này thường được làm thủ công, người ta treo những sàng trà lên cao rồi dùng gỗ cây tùng đốt ở phía dưới, nhiệt độ lửa phải đều, không được quá cao, phải dùng lửa sao cho khéo để trà không bị chín quá, hay bị bám muội đen than củi. Ngày nay với công nghệ hiện đại, để tiết kiệm nhân công và để đảm bảo tỷ lệ thành công cao, người ta thường đưa trà vào các lò sấy với nhiệt độ được chỉnh sẵn. Công đoạn này thường phải mất 1 tuần hương mới xong.
Có thể bạn quan tâm:  Cách chọn ấm tử sa Nghi Hưng không phải ai cũng biết
Mang trà vào lò sấy
Trà sau khi lên men được mang vào phòng sấy để hong khô
  • Hong khô lại: Trà rất dễ hút ẩm nên trước khi đem lưu trữ người làm trà thường hong khô lại một lần nữa giúp loại bỏ vợi lượng nước  sót lại trong trà lưu lại những chất tốt nhất có trong trà.
kiểm tra trà
Trà trước khi đưa vào lưu trữ được kiểm tra chất lượng lần cuối – kiểm tra lượng nước và sợi trà
  • Lưu trữ: Trà thường được cất giữ, bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh những nơi có độ ẩm hay nhiệt độ cao. Không nên để trà cùng với các chất tẩy rửa hay để lẫn các loại trà với nhau. Sau khi mở nắp, trà nên được sử dụng hết, tránh để lâu sẽ bị mất đi hương vị của trà. Quý trà nhân có thể sử dụng các bình đựng trà sứ hoặc bình đựng trà tử sa để lưu giữ và bảo quản trà tốt nhất.
Trà thành phẩm được bán ra thị trường 
Trà thành phẩm được bán ra thị trường

Cách pha hồng trà

Để có được ấm trà thơm ngon, chúng tôi khuyến khích các quý trà nhân nên pha trà trong ấm tử sa và sử dụng các dụng cụ pha tràchén tử saphễu lọctống chuyên trà … để có thể cảm nhận được vị trà tốt hơn : Khi pha hồng trà người ta thường sử dụng nước có nhiệt độ từ 80 °C – 95 °C là phù hợp, đồng thời trước khi pha cần phải “ đánh thức trà” bằng việc  tráng qua một lần nước. Tùy vào khẩu vị muốn uống đậm – nhạt của mỗi người mà thời gian ngâm trà là từ 15 – 30 giây, khi rót trà cần phải rót hết nước trong ấm, tránh việc ủ trà trong nước quá lâu sẽ dẫn đến việc trà bị chát hay nồng trà. Sử dụng  7 – 10 gr trà cho mỗi ấm trà từ  3 – 4 người uống trở lên.

Có thể bạn quan tâm:  Một số cách pha trà Long Tỉnh phổ biến

Hồng Trà

Tác dụng của hồng trà

Trong trà có chứa các hoạt chất chống lão hóa tế bào, chống nhờn, bổ sung chất dinh dưỡng thực vật cho cơ thể do đó có thể chống lão hóa và giảm béo, là khắc tinh của bệnh tiểu đường,…

  • Lượng nhỏ cafein trong trà giúp kích thích não bộ tạo sự hưng phấn, tập trung suy nghĩ, trí nhớ tăng cường từ đó khả năng sáng tạo cũng sẽ cao hơn.
  • Trong trà có chứa Axit amin, đường, Phenolic khi kết hợp với enzym tại khoang miệng sẽ sinh ra các phản ứng hóa học tăng cảm giác mát dịu giúp cơ thể cảm thấy mát lạnh trong những ngày hè oi bức. Đặc biệt với sự trợ giúp của cafein  khống chế lượng nhiệt cơ thể, từ đó điều tiết nhiệt độ, bài tiết các chất cặn bã ra khỏi cơ thể giúp cân bằng sức khỏe.
  • Ngoài ra khi uống hồng trà, quý trà nhân có thể được giải độc khi các nguyên tố kim loại nặng được hấp thụ bởi kali trong trà hay như nuôi dưỡng bảo vệ dạ dày giảm việc viêm loét dạ dày, giảm áp lực mạch máu
Có thể bạn quan tâm:  Nhiệt độ nước pha trà tối ưu cho từng loại trà

Lưu ý khi sử dụng hồng trà

Không nên uống trà trong lúc đói, khi say rượu hay dùng trà để uống thuốc. Những người mắc các bệnh như u bướu, suy nhược cơ thể, dễ bị kích động, những người đang điều trị bệnh bằng thuốc…

Xem bài gốc tại Trà Công Phu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *